XEM NHANH CHUYÊN KHOA
Chàm sinh dục là một căn bệnh phụ khoa thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là lứa tuổi thanh niên. Bệnh chàm sinh dục khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt tinh thần và thể chất. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết sớm các triệu chứng chàm sinh dục và tìm được phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn nhất.
Chàm sinh dục là tình trạng viêm nhiễm ngoài da ở vùng kín, gây nên tình trạng mụn nước ngứa ngáy, da đỏ, khô và bong tróc khiến người bệnh khó chịu và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Bệnh xuất hiện ở mọi đối tượng cả nam và nữ, bệnh không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng tuy nhiên ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh hoạt và tâm lý thể chất.
Bệnh chàm sinh dục là gì?
Khi xuất hiện các biểu hiện bất thường trên da ở vùng kín với những triệu chứng dưới đây, rất có thể bạn đã mắc phải căn bệnh chàm sinh dục.
- Đỏ da: bắt đầu là những đốm phát ban dưới da. Sau đó chúng lan rộng hơn, sậm màu hơn và có thể kèm theo sưng.
- Ngứa: dấu hiệu thường gặp nhất của chàm sinh dục chính là ngứa vùng kín. Có đôi khi ngứa sẽ kèm theo cảm giác nóng rát.
- Nổi mụn nước: các mụn nước có chứa dịch mủ bên trong sẽ nổi trên bề mặt da tại bộ phận sinh dục. Chúng có thể sẽ vỡ ra, tạo thành vết loét và mùi hôi.
- Bong vảy: da sau khi đỏ sẽ có dấu hiệu khô sần. Tiếp đến chính là tình trạng bong tróc lớp sừng bên ngoài.
Hiện nay các nghiên cứu vẫn chưa thể khẳng định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng chàm da vùng kín. Tuy nhiên, một số yếu tố được cho là có thể gây nên bệnh chàm sinh dục hoặc kiến bệnh trầm trọng hơn.
- Các yếu tố nội sinh:
+ Di truyền: những người có người thân mắc bệnh chàm sinh dục sẽ có tỷ lệ bị chàm sinh dục cao hơn người bình thường
+ Cơ địa: khi bị rối loạn chức năng miễn dịch của da, da dễ bị tổn thương và cũng là nguyên nhân dẫn đến chàm sinh dục.
+ Căng thẳng: những bất ổn về tâm lý sẽ tác động lên da, kể cả vùng da sinh dục. Da thường xuyên nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, thậm chí là lở loét trong trường hợp người bệnh bị stress dài ngày.
- Các yếu tố ngoại sinh:
+ Dị ứng tiếp xúc: tiếp xúc với các hóa chất độc hại, hóa chất thông thường như cao su, thuốc nhuộm, nước hoa, chất tẩy rửa,… đều có thể khiến da bị kích ứng.
+ Ma sát: quần lót chật, quần áo thấm hút kém hoặc được làm từ sợi tổng hợp, sợi len,… sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh chàm sinh dục.
+ Vệ sinh: thói quen vệ sinh không đúng cách, vùng kín bị trầy xước dễ tạo cơ hội để bệnh chàm sinh dục tấn công và phát triển.
+ Kích ứng: sử dụng thuốc đặc trị bệnh có thể bao gồm tác dụng phụ là xuất hiện bệnh chàm da.
Một số mẹo dân gian cũng được các bệnh nhân chàm sinh dục sử dụng để kiểm soát căn bệnh này như:
- Chữa chàm sinh dục bằng lá trầu không: Dùng lá trầu không rửa sạch, cho vào nồi đun sôi, thêm một chút muối biển rồi dùng để ngâm rửa vùng kín.
- Chữa chàm sinh dục bằng lá trà xanh: Lấy một nắm lá trà xanh rửa sạch, vò nát rồi đun sôi. Dùng nước trà xanh để ngâm rửa vùng kín.
Những mẹo dân gian kể trên chỉ có tác dụng sát khuẩn và giảm ngứa cho bệnh nhân, chứ không có công dụng điều trị bệnh chàm sinh dục. Do đó tốt nhất bệnh nhân vẫn nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị tốt nhất.
Chàm sinh dục rất dễ phát triển thành bệnh chàm mãn tính và kèm theo tái phát nhiều lần. Bởi những đặc tính như ẩm ướt, cấu trúc da mỏng manh,… mà vùng kín là nơi dễ phải đối mặt với bệnh chàm hơn cả.
Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị, người bệnh cần tập trung thêm vào việc chăm sóc, khôi phục lại sức khỏe miễn dịch của làn da hơn là chỉ dựa vào các chăm sóc y tế thông thường. Đừng ngần ngại nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ để hiểu tường tận hơn về cách giúp làn da khỏe hơn, ngăn ngừa bệnh chàm tái phát hiệu quả hơn.
Đa Khoa 23/10 hỗ trợ điều trị chàm sinh dục ở cả nam và nữ
Nếu còn thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ tư vấn về bệnh nam khoa, xin liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0258 7309 888 hoặc click bên dưới để được các chuyên gia giải đáp cụ thể hơn.